Bạn đang muốn mua một chiếc Apple Watch đã qua sử dụng thì nhất định không được bỏ qua hướng dẫn cách kiểm tra Apple Watch cũ dưới đây. Nội dung này sẽ giúp bạn mua được sản phẩm tốt nhất, tránh việc bị mua phải đồng hồ kém chất lượng.
Nhu cầu sử dụng đồng hồ thông minh của con người ngày càng tăng cao, số lượng các sản phẩm mới bán nhiều hơn và cũng có không ít cơ sở phân phối Apple Watch cũ. Với việc mua đồng hồ đã qua sử dụng bạn sẽ tiết kiệm được tiền nhưng đòi hỏi bạn phải biết cách kiểm tra cũng như lựa chọn nơi bán tốt nhất.
Tại sao phải kiểm tra Apple Watch khi mua máy cũ?
Một chiếc đồng hồ thông minh cũ tức là sản phẩm đã qua sử dụng. Có thể nhiều người cho rằng mua Apple Watch cũ sẽ không đảm bảo chất lượng nữa, đó là quan niệm sai lầm. Nếu như bạn biết kiểm tra sản phẩm, biết chọn nơi phân phối uy tín thì điều đó hoàn toàn không còn đáng lo ngại. Chẳng những sẽ tiết kiệm được một số tiền lớn hơn với với mua mới, bạn vẫn có thể sở hữu được những chiếc Apple Watch cũ chất lượng.
Việc kiểm tra Apple Watch khi mua máy cũ là hết sức quan trọng. Bạn không được bỏ qua hoặc chủ quan để tránh mua phải máy đã hư hỏng, không thể sử dụng.
- Kiểm tra đồng hồ cũ giúp bạn phát hiện ra các lỗi của máy nếu có, nhận định được mức độ chất lượng của chúng ra sao.
- Kiểm tra máy để xác định đó có phải sản phẩm chính hãng của Apple hay không.
- Máy cũ thì giá trị sản phẩm cũng thay đổi, test Apple cũ giúp người mua nhận định được giá trị sản phẩm tại thời điểm đó.
- Với việc kiểm tra máy cũ bạn còn nắm bắt được thông số, cấu hình, đời máy của sản phẩm.
Hướng dẫn cách kiểm tra Apple Watch cũ
Nếu như các bạn đang muốn mua một chiếc đồng hồ thông minh đã qua sử dụng của Apple thì đừng bỏ qua những hướng dẫn kiếm tra Apple Watch cũ dưới đây nhé. Chắc chắn nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đó. Một số lưu ý bạn cũng nên biết như việc Apple Watch bị treo táo, phải test cẩn thận máy để biết thiết bị hoạt động ổn định hay không nữa nhé.
Kiểm tra hình thức của sản phẩm
Hình thức của một chiếc Apple Watch cũ rất quan trọng, nếu như nó đã bị rơi, va đập nhiều lần thì chắc chắn vỏ máy cũng có nhiều xây xước. Chỉ nhìn hình thức thôi bạn cũng biết được người dùng trước đây có biết cách bảo vệ sản phẩm hay không. Tốt nhất không nên mua đồng hồ đạ bị trầy xước quá nhiều, nó vừa mất tính thẩm mỹ lại vừa có nguy cơ hư hỏng linh kiện bên trong.
Chú ý tới dây đeo tay
Đối với một chiếc Apple Watch thì mặt đồng hồ là quan trọng nhất nhưng dây đeo tay cũng không hề thua kém đâu nhé. Tuy rằng bạn có thể mua dây đeo thay thế cho Apple Watch cực kì dễ dàng, nhưng nếu đã mua sản phẩm cũ thì bạn vẫn phải chọn lọc cho kỹ. Hướng dẫn mua Apple Watch ngày hôm nay sẽ lưu ý bạ cần kiểm tra kích thước của dây, độ bền và nguyên vẹn của chúng. Nếu như dây đeo đã bị gãy, bị đứt thì không nên mua. Nếu như dây đeo tháo lắp dễ dàng, đeo vào tay có độ chắc chắn và có độ đàn hồi thì sẽ đảm bảo hơn.
Kiểm tra cảm ứng của đồng hồ
Bạn cần thật cẩn trọng khi kiểm tra mặt cảm ứng trên đồng hồ Apple Watch cũ. Chỉ cần một điểm chết trên màn cảm ứng thôi cũng làm mất đi chức năng của chúng. Bạn sẽ không thể nào sử dụng một cách bình thường được.
Dùng tay nhấn và đồng thời giữ ở một icon xuất hiện trên màn hình sau đó di chuyển chúng. Bạn nên di chuyển khắp các vị trí để kiểm tra. Nếu như hoạt động này diễn ra mượt mà thì màn hình tốt. Còn nếu như icon đó bị dừng lại khi bạn đang di chuyển thì đó là điểm chết của màn cảm ứng.
Kiểm tra âm thanh của Apple Watch cũ
Việc kiểm tra âm thanh của một chiếc đồng hồ thông minh cũ rất quan trọng. Nếu bạn bỏ qua thao tác này thì đôi khi mua máy về không thể nghe, gọi được đâu nhé. Đặc biệt là với dòng máy Music thì càng cần cẩn trọng. Bạn vào Setting › Sounds and Haptics, sau đó nhấn vào màn hình. Bạn lắng nghe có tiếng “tạch, tạch” và rung hơi nhẹ phát ra nghĩa là âm thanh của thiết bị bình thường.
Kiểm tra kết nối với iPhone
Nếu bạn chưa biết cách kết nối Apple Watch với iPhone có thể xem bài viết Hướng dẫn ghép đôi Apple Watch với iPhone nhé.
Apple Watch không có sim thì cần phải kết nối với iPhone mới có thể nghe, gọi, nhắn tin và thực hiện một số tính năng khác. Do đó bạn cần test cả khả năng kết nối khi mua máy cũ. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần kết nối thiết bị cùng iPhone của mình xem nó có được hay không, đồng thời thử các chức năng trên máy. Nếu mọi thứ không có gì khó khăn thì chiếc đồng hồ đó hoàn toàn bình thường.
Sau khi kết nối với iPhone xong bạn nên kiểm tra xem tính năng nghe gọi xem liệu Apple Watch không nghe gọi được hay có lỗi gì về nghe gọi không để tránh các lỗi cơ bản đáng tiếc.
Mua Apple Watch cũ tại Trùm iWatch uy tín, giá tốt
Khi đã biết những hướng dẫn test Apple Watch cũ thì chắc chắn bạn cần phải tìm cho mình một địa chỉ để mua sản phẩm tốt nhất. Trùm iWatch là một trong những cơ sở chuyên phân phối đồng hồ thông minh Apple Watch cũ mà bạn luôn có thể tin tưởng.
Tại đây các sản phẩm đều được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đưa ra kinh doanh. Vì vậy, dù bạn không có kiến thức, không biết cách kiểm tra máy cũ thì vẫn có thể an tâm sử dụng. Phương châm hoạt động của Trùm iWatch đó là đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Nơi đây cam kết chỉ đưa ra các sản phẩm chính hãng, có chất lượng tốt nhất mà thôi.
Ngoài ra, đến với Trùm iWatch bạn còn nhận được sự tư vấn, hướng dẫn kỹ lưỡng từ đội ngũ nhân viên. Thái độ phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình và luôn thân thiện cũng là điểm cộng cho cơ sở phân phối Apple Watch này. Khách hàng còn nhận được chính sách bảo hành vô cùng hấp dẫn nếu mua sản phẩm dù cũ hay mới từ Trùm iWatch.
Với những hướng dẫn cách kiểm tra Apple Watch cũ trên đây thì bạn sẽ dễ dàng chọn được một chiếc đồng hồ Apple Watch cũ chất lượng với mức giá tiết kiệm hơn nhiều so với mua mới.